Các tôn giáo Tôn_giáo_tại_Việt_Nam

Phật giáo

Gác chuông chùa Quảng Nghiêm.

Phật giáo hiện nay có số tín đồ cao nhất cả nước (theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2017)[6]. Theo thống kê dân số năm 2019 thì số tín đồ Phật giáo là 9,6 triệu người, chiếm 45,3% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ đã quy y Tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử[7] và khoảng 44.498 tăng ni; hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong cả nước. Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo[8][9]. Địa phương có số tín đồ Phật giáo đông nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh với 1.570.220 người.

Có hai nhánh Phật giáo ở Việt Nam là Đại thừaTiểu thừa. Phật giáo Đại thừa lần đầu tiên từ Trung Quốc vào tới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam từ khoảng năm 200 và trở thành tôn giáo phổ biến nhất trên toàn đất nước, trong khi Phật giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ du nhập vào phía nam đồng bằng sông Cửu Long từ khoảng năm 300 - 600 và trở thành tôn giáo chính ở vùng đồng bằng phía nam Việt Nam.

Có thuyết khác lại cho rằng Phật giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước công nguyên từ Ấn Độ theo đường biển chứ không phải từ Trung Hoa. Lúc đầu Phật giáo tại Việt Nam (đồng bằng châu thổ sông Hồng) mang màu sắc của Phật giáo Tiểu thừa nhưng về sau do ảnh hưởng của Trung Hoa mời chuyển dần thành Đại thừa[10]

Phật giáo Đại thừa được nhiều người thừa nhận là tôn giáo chính của người Việt[11], người Hoa và một số dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi phía Bắc như Mường, Thái, Tày... Phật giáo Đại thừa tại Việt Nam có ba tông phái chính là Thiền tông, Tịnh Độ tôngMật tông. Trong thực tế Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam tồn tại hòa hợp với Đạo giáo, Khổng giáo và các đức tin bản địa như tục thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu.[12]

Phật giáo Tiểu thừa thì lại được coi là tôn giáo chính của người Khmer tại Việt Nam.

Công giáo

Vương cung thánh đường Phú Nhai

Công giáo Rôma lần đầu tiên tới Việt Nam vào thế kỉ 16 tại Nam Định (thời Nhà Lê trung hưng). Sau những nỗ lực của một số nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Ba LanTây Ban Nha, các cộng đoàn tín hữu lâu bền chính thức được thành lập khi các tu sĩ Dòng Tên thuộc nhiều quốc tịch tới truyền giáo tại Đàng Trong năm 1615 và tại Đàng Ngoài năm 1627. Hai Hạt Đại diện Tông tòa đầu tiên được thành lập vào năm 1659. Công giáo Việt Nam phát triển trong suốt thời gian sơ khởi này và trở thành một trong những cộng đồng Kitô giáo thiểu số quan trọng nhất tại châu Á, nhưng mạnh hơn hẳn ở Đàng Trong do sự khoan dung tôn giáo của chúa Nguyễn.[13] Các cuộc bách hại diễn ra mạnh nhất dưới thời Minh Mạng và bởi phong trào Văn Thân. Vào giai đoạn chấm dứt Chiến tranh Pháp-Thanh, có khoảng 700 ngàn người Công giáo Việt Nam, chiếm khoảng 6–7% dân số, đa số sống ở vùng đồng bằng sông Hồng, nhiều nhất là các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội; kế tiếp là các khu vực Vinh, Huế, Sài Gòn và Quy Nhơn. Thời Pháp thuộc, chính quyền bảo đảm quyền tự do tôn giáo lần đầu tiên trên đất nước Việt Nam. Nhờ vậy Công giáo cũng như một số tôn giáo khác đã thoát khỏi thời kỳ bách hại dưới các triều đại phong kiến.

Theo thống kê năm 2019 ở Việt Nam: Công Giáo đứng thứ hai với số lượng tín hữu với khoảng 7,9 triệu người, chiếm 46,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 7,1% tổng dân số cả nước. Tỉnh có số tín đồ Công giáo đông nhất cả nước là Đồng Nai với 1.035.015 người.

Số giám mục người Việt được Tòa Thánh tấn phong trong 80 năm thời Pháp thuộc là 4 người, trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) là 33 người ở cả hai miền, từ năm 1976 đến 2004 là 42 người. Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho các tín đồ tử vì đạo ở Việt Nam từ năm 1533 là các tử sĩ Việt Nam vào những năm 1980. Mặc dù Vatican và Việt Nam chỉ có quan hệ không chính thức, song từ năm 1990, Vatican đã có thỏa thuận với chính phủ Việt Nam về việc không chỉ trích hay nói xấu lẫn nhau, không hỗ trợ bên thứ ba để chống lại nhau; khi tấn phong giám mục hoặc các chức phẩm cao hơn, Vatican sẽ tham khảo ý kiến của chính phủ Việt Nam nhưng Vatican mới là người giữ quyền lựa chọn Đức Hồng y tại Việt Nam.[14] Việt Nam là quốc gia Cộng sản châu Á đầu tiên thiết lập quan hệ không chính thức với Vatican và đã liên tục làm việc với Vatican kể từ năm 1990 tới nay, một điểm nhấn đối lập với các chế độ Cộng sản khác ở châu Á.

Cao Đài

Bài chi tiết: Đạo Cao Đài
Tòa Thánh Tây Ninh

Cao Đài, hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một tôn giáo bản địa Việt Nam do Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc thành lập năm 1926, với trung tâm là Tòa Thánh Tây Ninh. Tôn giáo này thờ Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế. Các tín đồ Cao Đài thi hành những giáo điều như không sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành, lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên Giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.

Theo số liệu thống kê năm 2019 thì có 556.234 tín đồ Cao Đài phân bố tại 39 tỉnh thành cả nước đông nhất là tại Tây Ninh và khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Bắc Mỹ, Châu ÂuÚc. Đạo Cao Đài đã trở thành tôn giáo lớn thứ ba tại Việt Nam

Hòa Hảo

Bài chi tiết: Hòa Hảo
Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh An Giang

Hòa Hảo, hay Phật giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo Việt Nam gắn chặt với truyền thống Phật giáo, do Đức Huỳnh Phú Sổ thành lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu (nay Thị Trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang).

Đạo Hoà Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ, kêu gọi mọi người sống hòa hợp. Tôn giáo này đánh giá cao triết lý "Phật tại tâm", khuyến khích nghi lễ thờ cúng đơn giản (chỉ có hoanước sạch) và loại bỏ mê tín dị đoan. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Đạo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời.

Theo thống kê năm 2019 có khoảng 983.079 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ (Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật giáo Hòa Hỏa là tỉnh có số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước).[15]

Tin Lành

Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam. Năm 2019, số tín đồ Tin Lành ở Việt Nam là 960.558 [15] chủ yếu tập trung ở khu vực Tây NguyênTây Bắc và là tôn giáo chính của nhiều dân tộc thiểu số. Tỉnh có đông đảo tín đồ Tin Lành nhất là Đắk Lắk với 181.670 tín đồ [15]

Hồi giáo

Hầu hết tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam là người Chăm song 1/3 người Hồi giáo là thuộc các sắc dân khác. Người ta cho rằng Hồi giáo đã được truyền vào Việt Nam đầu tiên là khoảng thế kỉ 10, 11, ở cộng đồng người Chăm. Năm 2019, tại Việt Nam có khoảng 70.934 tín đồ Hồi giáo, chủ yếu ở Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh trong đó đông nhất là tại Ninh Thuận với 44.990 tín đồ. Có hai giáo phái Hồi giáo của người Chăm: người Chăm ở Châu Đốc, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Đồng Nai theo Hồi giáo chính thống, còn người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận theo phái Chăm Bà Ni. Tuy nhiên, người Chăm được cho là có thể đông hơn, khoảng 1 triệu người tại Việt Nam.

Ấn Độ giáo

Ấn Độ giáo là tôn giáo của người Chăm, được theo bởi hơn 100.000 tới 500.000 người. Ấn Độ giáo chưa được công nhận chính thức bởi Chính phủ Việt Nam.

Với cách hiểu Ấn Độ giáo là Bà la môn (hay Chăm Bà la môn) thì Bà la môn đã được chính phủ Việt Nam công nhận là 1 trong số 16 tôn giáo chính thức (theo thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê[16])..

Các tôn giáo khác

Ngoài 6 tôn giáo lớn Việt Nam còn có nhiều tôn giáo nhỏ khác được chính quyền công nhận như: Tứ Ân Hiếu Nghĩa (30.416 tín đồ), Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam (2.306), Bửu Sơn Kỳ Hương (2.975 tín đồ), Baha'i (2.153 tín đồ)[17], Minh Lý Đạo (193), Minh Sư Đạo (260), Mormon (4.281), Hiếu Nghĩa Tà Lơn (401), Cơ đốc Phục lâm (11.830).

Ngoài ra còn có một vài tin ngưỡng và tôn giáo không chính thức như:

  • Các tín ngưỡng bản địa ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Đạo Ông Trần tại Đảo Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • các tín ngưỡng phụ phổ biến như Đạo Mẫu, Đạo giáo, Nho giáo, thờ Thành hoàng, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đa phần các tín ngưỡng phụ này được tích hợp và chấp nhận bởi hầu hết các tín đồ Phật giáoPhật giáo Hòa Hảo. Trong các cuộc điều tra về tôn giáo của Viện Nghiên cứu Tôn giáo tiến hành từ 1995 đến 2007 thì số người thực hiện việc thờ cúng tổ tiên chiếm tỷ lệ trung bình là 98% dân số.[2]
  • Chính Thống giáo tại Việt Nam đại diện bởi giáo xứ Đức Mẹ Kazan (thuộc Giáo hội Chính thống giáo Nga) ở thành phố Vũng Tàu, nơi sinh sống và làm việc của vài trăm chuyên gia nói tiếng Nga của Công ty Liên doanh Vietsovpetro. Các đại diện của Bộ phận liên lạc các giáo xứ ở ngoại quốc của tòa thượng phụ Moskva thường xuyên thăm giáo xứ ở thành phố Vũng Tàu để tổ chức các thánh Lễ theo lịch phụng vụ Lễ Phục sinh và các thánh Lễ tại nhà thờ khác.

Một tôn giáo chính khác của cộng đồng người Chăm là đạo Bà la môn với 64.547 tín đồ tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận với 40.695 tín đồ.

Không tôn giáo

Chính phủ Việt Nam theo khuynh hướng thế tục, trong đó chủ nghĩa Marx–Lenin, chủ nghĩa dân tộctư tưởng Hồ Chí Minh được nhà nước xem như hệ tư tưởng chính trị chính của đất nước, được khuyến khích trên các phương tiện thông tin và giảng dạy trong các trường học. Tính đến năm 2011, Việt Nam có khoảng 3,6 triệu Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và theo số liệu năm 2007 có khoảng 6,1 triệu Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đại đa phần những người tự xác định mình là không theo bất cứ tôn giáo nào vẫn duy trì Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nhiều mức độ khác nhau.[2]

Một phần của loạt bài về
Văn hóa Việt Nam
Thần thoại và văn hóa dân gian
Văn học
Âm nhạc và biểu diễn nghệ thuật
Truyền thông

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tôn_giáo_tại_Việt_Nam http://atheism.about.com/library/world/KZ/bl_Vietn... http://www.chuyenphapluan.com/pgxhoi/15vitripg.htm http://www.vietnamtourism.com/v_pages/country/over... http://www.phattuvietnam.net/index.php?nv=News&at=... http://www.asianinfo.org/asianinfo/Vietnam/pro-rel... http://www.thuvienhoasen.org/u-lspgvn1.htm http://www.vnctongiao.org/ http://www.huc.edu.vn/chi-tiet/171/Huu-Ngoc:-Phat-... http://www.giacngo.vn/thoisu/2008/11/07/534252/ http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/1...